Giấy Phép Môi Trường, Đăng Ký MT

Trang chủ » Giấy phép môi trường, đăng ký MT
Đối tượng miễn đăng ký môi trường từ ngày 14/02/2025? Nội dung đăng ký môi trường là gì?

Đối tượng miễn đăng ký môi trường bao gồm những đối tượng nào từ ngày 14/02/2025?

Tại Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP có quy định về đối tượng được miễn đăng ký môi trường như sau:

Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường

1. Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

a) Phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại dưới 20 kg/tháng hoặc dưới 240 kg/năm;

b) Phát sinh thường xuyên chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý dưới 100 kg/tháng hoặc dưới 1.200 kg/năm;

c) Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày;

d) Phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày và phát sinh khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, đối tượng miễn đăng ký môi trường bao gồm:

(1) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

(2) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

– Phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại dưới 20 kg/tháng hoặc dưới 240 kg/năm;

– Phát sinh thường xuyên chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý dưới 100 kg/tháng hoặc dưới 1.200 kg/năm;

– Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày;

– Phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày và phát sinh khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

(3) Đối tượng khác được quy định cụ thể tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Đối tượng miễn đăng ký môi trường từ ngày 14/02/2025? Nội dung đăng ký môi trường là gì? (Hình từ Internet)

Nội dung đăng ký môi trường là gì?

Tại khoản 4 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 109 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 có quy định nội dung đăng ký môi trường gồm:

– Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;

– Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);

– Loại và khối lượng chất thải phát sinh;

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;

– Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường là gì?

Tại Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định ctrách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường là:

– Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; chịu trách nhiệm về nội dung của giấy phép môi trường; quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường; đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, thu hồi giấy phép môi trường.

– Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án đầu tư vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm.

– Cơ quan cấp giấy phép môi trường vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường. Việc báo cáo, chia sẻ thông tin, số liệu, dữ liệu về giấy phép môi trường được thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Nguồn: thuvienphapluat

Thời hạn lập đăng ký môi trường năm 2025

1. Đăng ký môi trường là gì?

Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).

2. Đối tượng phải đăng ký môi trường

1. Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

2. Thời hạn thực hiện đăng ký môi trường

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 05 2025/NĐ-CP

Cơ sở đang hoạt động thuộc trường hợp không cần phải có giấy phép môi trường thì thực hiện việc đăng ký môi trường trước ngày 01 tháng 4 năm 2025, trừ trường hợp thuộc đối tượng miễn đăng ký môi trường.

Nguồn: qcvn